xem kênh sức khỏe

Đối với những người mới làm cha, mẹ lần đầu khó có thể tránh khỏi những sai lầm khi chăm sóc con. Tuy nhiên có những sai lầm khi chăm sóc bé tuyệt đối nên tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí là nguy cơ tử vong. Các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý 6 sai lầm dưới đây. Trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện nên nếu chăm sóc không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trẻ khó có thể phát triển toàn diện, nặng hơn nữa trẻ phải đối mặc với tình trạng tử vong. 1. Dùng mật ong tưa lưỡi Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dùng mật ong để tưa lưỡi hoặc uống (pha cùng nước cam). Lý do là hệ tiêu hóa của bé dưới 12 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh, chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong. Độc tố Botulinum có khả năng tác đông lên các dây thần kinh cơ, gây tê liệt, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong. Để bé được an toàn, mẹ hãy dùng dung dịch tưa lưỡi có bán ở các hiệu thuốc tây để vệ sinh miệng cho bé. 2. Cho con uống quá nhiều nước lọc Việc bổ sung nước cho bé sau bú hoặc sau các bữa ăn để bé đỡ khát, hoặc để tráng miệng cho bé nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự thật là rất có hại cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bởi nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa (sữa mẹ hoặc sữa bột) và trẻ có nguy cơ nhiễm độc nước. Nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não hay còn gọi là nhiễm độc nước. Các mẹ luôn nhớ: nguồn nước duy nhất bé cần lúc này là từ sữa. 3. Rung lắc ru ngủ, nằm rôi rung với dao động mạnh Rung lắc trẻ khi nựng, khi ru ngủ, hay khi dỗ dành trẻ là thói quen xấu của không ít phụ huynh, do lầm tưởng làm vậy bé sẽ thích. Sự thật là: rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, thậm chí tử vong do giập não, phù, chảy máu trong não, dẫn đến tử vong. Những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Những tổn thương này rất khó có thể phát hiện, trừ trường hợp nặng. Nhưng khi lớn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng và nhận thức... 4. Ủ ấm/chườm đá khi trẻ bị sốt Trẻ sơ sinh không bị lạnh như trí tưởng tượng của người lớn. Đừng cố quấn con hay ủ con quá chặt trong tầng tầng lớp lớp áo quần khăn xô. Ủ ấm bé dẫn tới bé bị đổ mồ hôi, thấm ngược lại cơ thể và gây viêm phổi. Khi trẻ sốt, không nên ủ trẻ khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật, cũng không được chườm đá, lạnh. Bởi việc chườm đá, lạnh chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm, còn thực tế, nó sẽ gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn. Khi trẻ sốt, chúng ta chỉ nên mặc thoáng mát cho bé, cho bé ở phòng thông thoáng.

Nguồn: http://kenhsuckhoe.vn/tre-em/6-sai-lam-khi-cham-soc-be-me-nen-bo-ngay/
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free